Cách Bảo Quản Nha Đam Không Bị Hư Úng Khoảng 30 Ngày
Nhiều người vẫn chưa biết cách bảo quản nha đam để sử dụng lâu dài. Hiện tượng lá nha đam bị dập úng, xảy ra rất thường xuyên và lãng phí nếu bạn không biết cách bảo quản chúng.
Lá nha đam sẽ biến chất nếu như người cố tình sử dụng lá dập nát lâu ngày. Để nha đam không biến thành độc được, chị em nên chú ý.
Cách bảo quản nha đam tươi như mới cắt
Để nha đam tươi được lâu không dập nát ít nhất 15 đến 30 ngày, thì lá nha đam cần được cắt xát tận gốc. Bảo quản nơi khô thoáng tránh ánh nắng mặt trời. Mặt cắt lá nha đam cần để hướng xuống đất "NỀN XI MĂNG". Mặt xi măng có thể hút các dịch thừa từ nha đam, đảm bảo lá tươi lâu không bị úng.
Nền đất không an toàn và có nhiều vi khuẩn xâm nhập vào vết cắt của nha đam khiến nha đam nhanh chóng bị hư thối. Tương tự với nền gạch hoa cũng vậy. Gạch hoa không hề thấm nước, nước đọng tại vết cắt của nha đam khiến nó bị úng nhanh chóng.
Cách bảo quản nha đam thành phẩm
Nha đam sau khi được sơ chế sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và sinh trưởng. Vì thế, nước nha đam, thạch nha đam, mặt nạ nạ nha sau khi đã thành phẩm mà không sử dụng ngay để lâu sẽ dễ có mùi chua. Sử dụng lúc này dù dùng đắp lên mặt hoặc ăn đều gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Để an toàn hơn cho sức khỏe và đảm bảo thành phần dinh dưỡng, sau khi chế biến nha đam, bạn nên dùng ngay. Bảo quản tủ lạnh, không nên để quá 12h.
- Nấu nước nha đam sôi đều từ 15-20 phút để tiêu diệt mọi vi khuẩn gây hỏng nha đam không có cơ hội tồn tại. Như vậy nước nha đam sẽ được giữ lâu và tươi ngon hơn.
- Với nước nha đam sau khi chế biến, chúng ta có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 - 2 tuần mà không mất đi mùi vị thơm ngon lẫn chất dinh dưỡng.
- Với mặt nạ nha đam, để đảm bảo an toàn và có thể dùng được lâu, bạn nên xay nhuyễn nha đam và đun sôi, sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Một số cách chế biến nha đam
- Sử dụng lá nha đam tươi đem loại bỏ hết vỏ xanh, rửa kĩ hết chất nhựa vàng tránh gây kích ứng.
- Cho thịt nha đam vào máy sinh tố xay nhuyễn, chắt lọc lấy nước uống.
- Có thể thêm nước vào xay cùng cho dễ uống hoặc vài thìa mật ong.
- Để bảo quản nước nha đam trong ngăn mát tủ lạnh uống dần.
- 200g đường phèn loại viên nhỏ
- 500g lá nha đam
- 4 lá dứa
Cách làm:
Bước 1: lá dứa loại bỏ phần vỏ, rửa sạch nhựa vàng, ngâm trong nước muối loãng với một ít nước cốt nhanh. Sau đó vớt ra rửa sạch nhớt để ráo, tránh ngâm quá lâu nha đam sẽ có bị mặn.
Bước 2: Nha đam đem thái hạt lựu, ngâm với nước đá.
Bước 3: lá dứa rửa sạch đem xay chắt lấy nước cốt
Bước 4: Đun sôi 1 lít nước với đường phèn khuấy đều, khi sôi hòa nước lá dứa, sau đó để nguội.
Bước 5: vớt nha đam cho vào nồi nước khuấy đều là ta được nước nha đam đường phèn thơm ngon.
Chú ý: không nhất thiết lá dứa phải xay chắt lấy nước, có thể rửa sạch đun trực tiếp lá dứa với nước sau đó vớt lá ra.
- Sử dụng lá nha đam tươi đem loại bỏ hết vỏ xanh, rửa kĩ hết chất nhựa vàng
- Ngâm nha đam với nước muối loãng hòa với nước cốt chanh giúp cho nha đam bớt nhớt
- Cho nha đam vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng vài thìa mật ong
- Để tủ lạnh sử dụng dần.
- Để làm sinh tố nha đam ngon miệng, dễ uống ta nên kết hợp nha đam với các loại hoa quả khác nhau như: dứa, cam, chanh.....
- Cách làm tương tự như nước ép nha đam ở trên. Nhưng thêm vào đó là sử dụng các loại hoa quả muốn kết hợp cùng cho và xay nhuyễn với nha đam.
- Sử dụng thêm đường hoặc mật ong cho ngọt.
- Thêm vài viên đá hoặc để trong tủ lạnh là ta đã có một ly sinh tố thơm ngon tuyệt vời.
Chuẩn bị:
Cách làm:
- Bước 1: Chọn những lá nha đam to, không bị héo. Loại bỏ hết phần vỏ lá, rửa sạch chất nhựa vàng. Phần thịt nha đam cắt hạt lựu
- Bước 2: Ngâm nha đam trong bát tô nước muối loãng có vắt thêm chút chanh. Ngâm khoảng 20 phút rồi vớt ra rửa sạch.
- Bước 3: Bỏ nha đam vào luộc sôi khoảng 10 phút, vớt ra để ráo.
- Bước 4: Ướp nha đam với đường phèn, thêm vào vài viên đá lạnh giúp cho nha đam săn lại, giòn hơn. Ngâm 1-2 tiếng là được, có thể đem bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.
- Thạch nha đam bảo quản trong ngăn mát tối đa là 5 ngày.
- Sử dụng lá nha đam tươi đem loại bỏ hết vỏ xanh, rửa kĩ hết chất nhựa vàng
- Ngâm nha đam với nước muối loãng hòa với nước cốt chanh giúp cho nha đam bớt nhớt
- Cho nha đam vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng vài thìa mật ong
- Để tủ lạnh sử dụng dần.
Nguyên liệu
Cách làm:
Bước 1: Lá nha đam gọt vỏ,rửa sạch nhựa, thái hạt lựu, ngâm với nước muối cho sạch có pha thêm vài giọt nước cốt chanh cho bớt nhớt.
Bước 2: Luộc qua nha đam, sôi khoảng 1 phút rồi vớt ra trong bát đá lạnh pha đường. Ngâm nha đam trong bát đá lạnh từ 1-2 tiếng rồi vớt ra để ráo. Làm như vậy giúp nha đam ngọt dịu và có độ săn, giòn.
Bước 3: Hòa tan sữa tươi và sữa đặc vào nước ấm, cho sữa chua vào khuấy đều đến khi tan hết sau đó cuối cùng là cho nha đam vào.
Bước 4: Đổ sữa nha đam trên vào từng cốc nhỏ để đem ủ lên men
Bước 5: Ủ sữa chua:
- Ủ tự nhiên: Cho cốc sữa chua và cái thùng nhựa lớn hoặc nồi to. Sử dụng chăn bông quấn kín để giữ nhiệt bên trong. Để khoảng 1 - 2 ngày sữa chua lên men.
- Ủ bằng máy: Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều các loại máy làm sữa chua. Bạn chỉ việc các hũ sữ chua vào máy và cài đặt giờ là xong.
- Ủ bằng lò vi sóng, lò nướng: Xếp từng cốc sữa chua vào nồi, đổ nước đun sôi vào nồi sao cho ngập cỡ 1/3 cốc. Bật lò ở mức 170 độ trong khoảng 4 phút cho nóng rồi tắt đi, sau đó mới cho nồi sữa chua vào ủ. Đóng kín nắp lò khoảng 7 tiếng là được.
Bước 6: Bảo quản ngăn mát dùng dần.
- Sử dụng lá nha đam tươi đem loại bỏ hết vỏ xanh. Rửa kĩ hết chất nhựa vàng tránh gây kích ứng.
- Cho thịt nha đam vào máy sinh tố xay nhuyễn, chắt lọc lấy nước uống.
- Thêm vài thìa mật ong mỗi khi dùng.
Sử dụng nha đam để rửa mặt có rất nhiều cách khác nhau như:
- Xay nước nha đam hòa với nước vo gạo sử dụng rửa mặt hàng ngày.
- Sử dụng gel nha đam bôi trực tiếp lên mặt rồi massage. Trong nha đam có tác dụng kháng khuẩn sẽ làm sạch mọi bụi bẩn, bã nhờn trên da.
Lưu ý: khi sử dụng nha đam lên mặt, nha đam cần được xơ chế và rửa sạch nhựa vàng. Bôi trực tiếp lên da tay trước để thử độ kích ứng của da.
Bạn đang theo dõi bài viết tại chuyên mục PHỤ NỮ VÀO BẾP. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.