Hướng Dẫn Cách Viết Ielts Writing Task 2 Theo Dạng Bài Chi Tiết

60% điểm Writing là của Task 2. Vì thế, Task 2 khó viết - khó ăn điểm hơn so với Task 1. Bạn cần phải chuẩn bị kỹ để đặt bút xuống tốt nhất.

Bài học hôm nay, IELTS Fighter sẽ giới thiệu đến các bạn thông tin chi tiết nhất về phần thi này cùng hướng dẫn cách viết bài IELTS Writing task 2 đúng nhất.

  • Đây là phần thi thứ hai của bài thI IELTS WRITING học thuật (IELTS Academic Writing Test)
  • Cần viết một bài luận có độ dài ít nhất là 250 từ trong vòng 40 phút
  • Phần thi task 2 chiếm 2/3 tổng số điểm của phần thi Writing

4 tiêu chí chấm điểm bao gồm:

  • Task achievement: khả năng trả lời vấn đề bài thi đưa ra
  • Coherence and cohesion: tính gắn kết và liền mạch ccuracasc câu và đoạn văn
  • Lexical resource: vốn từ vựng được sử dụng trong bài
  • Grammatical Range & Accuracy: biết và sử dụng chính xác các cấu trúc ngữ pháp

Giám khảo sẽ chấm điểu từng tiêu chí rồi lấy trung bình để ra điểm bài thi của bạn.

Vì vậy những bạn muốn điểm phần Writing part 2 đạt band 6.5 thì có thể tập trung ăn điểm 2 tiêu chí đầu tiên "Task Response" và "Coherence and Cohesion." .

Chúng ta cùng phân tích từng tiêu chí:

Để đạt điểm cao ở phần này, bạn cần:

  • Cố gắng trả lời toàn bộ các vấn đề được đưa ra trong câu hỏi
  • Luận điểm chính phải rõ ràng và các luận điểm phụ phải đảm bảo có thể bổ nghĩa và làm rõ cho luận điểm chính
  • Dùng ví dụ cụ thể, thích hợp để chứng minh cho ý kiến
  • Bài viết nên dài từ 260-270 từ (dù đề bài yêu cầu nhỏ nhất là 250 từ)
  • Lập dàn ý dựa theo luận điểm chính muốn viết để đảm bảo tính thống nhất và logic cho cả bài viết
  • Nên có từ 4 đến 5 đoạn trong một bài viết (tùy theo số luận điểm ở phần thân bài). Các đoạn ở phần thân bài nên có độ dài như nhau để đảm bảo các luận điểm phụ được khai thác đầy đủ.
  • Mỗi đoạn chỉ nên đưa ra và làm rõ một luận điểm
  • Sử dụng các từ nối giữa các câu, đoạn với nhau.
  • Sử dụng những từ ngữ quen thuộc, đã biết và chắc chắn cách dùng. Tránh sử dụng những từ ngữ khó, cao cấp nhưng chưa nắm chắc ý nghĩa.
  • Có thể sử dụng 1-2 collocations để kéo band điểm ở phần này.
    • Khuyến khích sử dụng các câu ghép để thể hiện được khả năng viết câu cũng như tăng tính logic cho bài viết.
    • Sử dụng các thì cơ bản như hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành một cách thuần thục.
    • Thì hiện tại đơn được dùng nhiều nhất trong bài Writing Task 2 và thường dùng trong các câu trần thuật, câu nhận xét và đưa luận điểm.
    • Thì quá khứ đơn được dùng nhiều trong các câu đưa ra ví dụ về một sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
    • Thì hiện tại hoàn thành được dùng khi đưa ra một sự thật và muốn gắn nó với mốc thời gian.
    • Sử dụng các cấu trúc câu khác nhau và vận dụng một số các dạng câu phức tạp hơn như câu bị động, câu điều kiện, mệnh đề quan hệ
    • Tránh các lỗi sai cơ bản như mạo từ, danh từ số nhiều, danh từ không đếm được và vị trí từ trong câu

Đối với dạng bài opinion trong IELTS Writing Task 2, đề bài yêu cầu bạn phải đưa ra quan điểm về ý kiến được nêu ra trong đề bài. Hãy chắc chắn rằng ý kiến của bạn được nêu ra trong đề bài và giải thích ý kiến của mình trong phần thân bài.


Trong đề bài sẽ có hai quan điểm về một vấn đề và bạn phải nêu ý kiến của mình về cả hai quan điểm đó. Mỗi quan điểm phải có độ dài là tương đương nhau.

Nếu như đề bài có yêu cầu bạn đưa ra quan điểm cá nhân thì bạn không cần thiết phải viết thành một đoạn riêng mà chỉ cần lồng quan điểm cá nhân vào phần mở bài hoặc kết bài.

Dạng bài này yêu cầu người viết đưa ra nguyên nhân và hướng giải quyết về một vấn đề nào đó, trong đó bạn chỉ cần dành một đoạn thân bài đề viết về nguyên nhân và đoạn còn lại để viết về phương hướng giải quyết.

Dạng đề này cũng tương đối đơn giản, đề bài có hai câu hỏi và yêu cầu bạn trả lời từng câu cùng với nêu ra lý do cũng như ví dụ để chứng minh cho câu trả lời của mình. Đối với từng câu hỏi ta cũng sẽ viết câu trả lời thành 1 đoạn thân bài.

Đầu tiên, các bạn nên dành 1-2 phút để phân tích những yếu tố sau của đề bài:

      • Keyword: Từ khóa trong đề bài
      • Micro-keyword: Từ khó nhỏ hơn trong đề bài
      • Instruction word: Từ khoá chỉ yêu cầu, hướng dẫn của đề bài

Some people say that the best way to improve public health is by increasing the number of sport facilities. Others, however, say that this would have little effect on public health and that other measures are required. Discuss both these views and give your own opinion.

Tiếp theo, các bạn nên dành 5-10 phút lập dàn ý cho bài viết của mình. Cách này sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian làm bài thi và khiến bạn mắc ít lỗi sai hơn khi làm bài bởi bạn đã có đầy đủ ý của bài viết ngay từ đầu, và bạn có thể tập trung hơn vào từ vựng cũng như cấu trúc ngữ pháp.

Phần mở đầu của đề bài luôn luôn có hai yếu tố sau:

In some countries, many more people are choosing to live alone nowadays than in the past. Do you think this is a positive or negative development?

- In recent years, it has become far more normal for people to live alone, particularly in large cities in the developed world.

- Thesis Statement: Trả lời câu hỏi hoặc đưa thông tin báo hiệu về nội dung của bài viết.

Câu thứ 2 trong phần mở bài thường đi thẳng vào vấn đề để trả lời câu hỏi ở đề bài. Thường có từ nối báo hiệu câu đưa ra ý kiến: "In my opinion", "I believe that", hoặc "In my view"

The older generation tend to have traditional ideas about how people should live, think and behave. However, some people believe that these ideas are not helpful in preparing younger generations for modern life. To what extent do you agree or disagree with this view?

-While I agrre that some traditional ideas are oudated, I believe that others are still usefull and should not be forgotten.

Thông thường hai đoạn thân bài thường được viết bao gồm những ý sau:

- Explanation: Giải thích

- Example: Ví dụ cụ thể

Some people think that employers should not care about the way their employees dress, because what matters is the quality of their work. To what extent do you agree or disagree?

Kết bài có nhiệm vụ nhắc lại câu trả lời cho câu hỏi của đề bài. Không nên đưa ra các thông tin mà đề bài không yêu cầu như giải pháp, dự báo,...

Những cụm từ báo hiệu kết luận:

Đối với đề bài trên thì ta có câu kết luận như sau:

In conclusion, I support the trend towards relaxed dress codes for workers, but I do not see it as applicable to all occupations or sectors of the economy.

Dạng bài "Argumentative essay" là một trong những dạng bài phổ biến nhất trong bài thi IELTS Writing task 2.

Ở dạng bài này, các bạn sẽ được yêu cầu đưa ra ý kiến, quan điểm hay lập trường của bản thân về một vấn đề được nêu ra; đồng thời, các bạn sẽ phải đưa ra các luận điểm và các ý bổ trợ để bảo vệ cho quan điểm đó. Các bạn có thể gặp dạng bài này với những câu hỏi/yêu cầu như sau:

- Do you agree or disagree?

- To what extend do you agree or disagree?

Để trả lời cho câu hỏi này, thông thường các bạn sẽ có ba phương án trả lời:

1. Đồng ý hoàn toàn (Strongly agree)

2. Không đồng ý hoàn toàn (Strongly disagree)

3. Đồng ý/ Không đồng ý một phần (Partly agree/disagree)

Như vậy, tùy thuộc vào việc bạn theo quan điểm nào mà các ý trong phần thân bài sẽ được triển khai khác nhau, tuy nhiên chúng ta vẫn có một dàn bài chung cho dạng bài này như sau:

Ở phần mở bài, tương tự như tất cả các dạng bài khác trong phần thi IELTS Writing task 2, các bạn sẽ phải hoàn thành được những bước sau:

Bước 2: Nêu ra quan điểm của bản thân (Đồng ý/ Không đồng ý/ Trung lập)

Thân bài thông thường sẽ bao gồm 2 đoạn, tuy nhiên, tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn quan điểm của bản thân là gì mà 2 đoạn này sẽ được triển khai theo những cách khác nhau:

Đoạn 1 (Main paragraph 1) Đoạn 2 (Main paragraph 2)

      • Đồng ý hoàn toàn: Đưa ra lý do 1 cho quan điểm đồng ý Đưa ra lý do 2 cho quan điểm đồng ý
      • Không đồng ý toàn toàn: Đưa ra lý do 1 cho quan điểm không đồng ý Đưa ra lý do 1 cho quan điểm không đồng ý
      • Trung lập: Đưa ra luận điểm một bàn vế 1 mặt của vấn đề Đưa ra luận điểm vì sao bạn đồng tính với mặt còn lại của vấn đề

Bên cạnh 3 cách triển khai thân bài chính như trên, các bạn cũng có thể triển khai phần thân bài của bạn theo một cách khác khi bạn đồng ý hay không đồng ý với nhận định:

      • Đoạn 1: Giải thích vì sao bạn chấp nhận 1 mặt của nhận định được đưa ra
      • Đoạn 2: Đưa ra các lý lẽ để khẳng định rằng bạn đồng ý/ không đồng ý với nhận định đó

Đây là cách làm hiện nay được các bạn ưu tiên sử dụng hơn, do xu hướng ra đề và đồng thời với cách triển khai ý này, các bạn sẽ thể hiện được tư duy phản biện (critical thinking) khiến cho bài viết của bạn có giá trị hơn.

Khi viết các đoạn thân bài, các bạn cần đưa ra luận điểm rõ ràng, đồng thời hãy sử dụng một số phương pháp để triển khai luận điểm này một cách rõ ràng nhất:

- Đưa ra giải thích

- Đưa ra kết quả

Đối với kết bài, có hai nội dung các bạn sẽ phải hoàn thành:

- Khẳng định lại quan điểm của bản thân (Đồng ý hoàn toàn/ Không đồng ý hoàn toàn/ Trung lập)

1. In the developed world, average life expectancy is increasing. What problems will this cause for individuals and society? Suggest some measures that could be taken to reduce the impact of ageing populations.

2. In many parts of the world today there is a profitable market for products which lighten or whiten people's skin. Outline the reasons for using such products and discuss what effects they have in terms of health and society.

3. Crime rate in teenagers has increased dramatically in many countries in recent years. Give some possible reasons for this increase and suggest solutions to overcome youth crimes.
Các bạn hãy chú ý đến những từ được bôi đậm trong 3 đề. Các bạn có thể thấy rằng mặc dù đề bài có thể sử dụng các từ đồng nghĩa của "problems", "solutions", "cause" hay "effect", chúng ta có thể dễ dàng xác định dạng của đề bài dựa vào các yêu cầu và câu hỏi được đưa ra sau câu nêu vấn đề; từ đó các bạn sẽ biết được hai đoạn thân bài sẽ cần gi ải quyết những vấn đề nào.

Với dạng bài này, các bạn cũng sẽ làm theo hai bước như sau:

Bước 1: Diễn đạt lại thông tin và nhận định được đưa ra trong đề theo cách khác

Bước 2: Đưa ra nội dung mà bạn sẽ triển khai trong bài
Với bước thứ 2, khác với dạng bài Argumentative essay, các bạn sẽ không cần đưa ra ý kiến cá nhân mà cần chỉ ra rằng hai đoạn thân bài của bạn sẽ giải quyết Problems và Solutions/ Causes và Effects/ Causes và Solutions

Tương tự như những dạng bài khác, trong thân bài các bạn cũng nên viết 2 đoạn, nội dung các đoạn bạn cần giải quyết được như sau:

- Đưa ra nguyên nhân 1/nêu vấn đề đó là gì

- Giải thích nguyên nhân 1/vấn đề 1

- Đưa ra ảnh hưởng / giải pháp cho vấn đề 1

- Giải thích giải pháp này giải quyết vấn đề 1 thế nào

Ở dạng bài này, chúng ta cần:

- Tóm lại ý chính trong 2 đoạn thân bài

- Nêu dự đoán/ đánh giá về vấn đề



Dạng bài "discussion" là dạng bài rất phổ biến trong IELTS Writing Task 2, chỉ ít phổ biến hơn dạng bài Argumentative Essay (agree or disagree). Yêu cầu của dạng bài này là người viết phải viết về cả hai mặt của một vấn đề, (discuss both views) rồi sau đó đưa ra ý kiến cá nhân.

Khi giải quyết những bài viết thuộc dạng đề "discussion", chúng ta cần luôn nhớ hai điểm. Điểm đầu tiên rằng mỗi mặt của vấn đề phải được bàn tới với độ dài như nhau, không vì thiên về mặt nào mà viết dài hơn về mặt đó và ngược lại. Điều thứ hai cần nhớ rằng chúng ta không cần thiết phải đưa ra viết một đoạn riêng để đưa ra ý kiến của bản thân mà chỉ cần nói rõ ý kiến đó trong phần mở và kết bài là bản thân đồng ý với kiến nào.

Dàn bài của một bài Disscussion Essay vẫn được chia làm 3 phần và 4 đoạn như những bài viết Task 2 thông thường khác.

- Ở câu thứ hai, chúng ta sẽ nhắc đến cả hai mặt của vấn đề và đưa ra ý kiến của bản thân. Phần này chúng ta nên đưa rõ ra luôn rằng chúng ta đồng ý với ý kiến nào. Đây sẽ phần sẽ rất quan trọng để xác định được sắp xếp ý ở phần thân bài.

Bàn về ý kiến mà chúng ta KHÔNG ĐỒNG Ý trước. Lý do chúng ta đưa ra ý kiến không đồng thuận trước để bài viết trở nên khách quan hơn. Nếu viết ý kiến chúng ta đồng ý trước thì sẽ dễ bị tập trung quá nhiều vào phần này và khi đưa ra ý kiến sau sẽ trở nên sơ sài hơn và làm cho bố cục bài viết không cân bằng và mang tính chủ quan quá nhiều.
Ở phần này chúng ta đưa ra những điểm tốt và nổi bật của ý kiến này, không cần thiết phải đưa ra nhữn g điểm không tốt, điểm xấu ngay để đảm bảo tính khách quan. Ta có thể đưa ra 2-3 điểm đúng của ý kiến này để giải thích tại sao nhiều người lại nhìn nhận vấn đề theo hướng này.

Đây là đoạn nói về mặt mà chúng ta ĐỒNG Ý. Mở đầu đoạn nên sử dụng những từ nối mang tính đối lập như "On the other hand", hoặc "In contrast", "However", "Although/Despite/In spite of" để nêu lên rằng cho dù những điểm đúng của ý kiến đầu tiên, thì ý kiến thứ hai vẫn đúng đắn hơn.

Sau đó chúng ta bắt đầu viết về những điểm mạnh của ý kiến ta đồng ý. Những điểm mạnh này có thể được so sánh một cách trực tiếp với ý kiến không đồng ý ở trên theo dạng:

Nếu đi theo ý kiến 2 thì có A, còn nếu đi theo ý kiến 1 thì không có A (với A là một lợi thế hoặc điểm mạnh chủ chốt)

Tổng hợp và khẳng định lại rằng bản thân đồng ý với ý kiến nào trong 2 ý kiến đã cho.



"2 Questions" Essay là dạng bài ít gặp trong đề thi IELTS Writing Task 2 nhưng lại là dạng bài khó nhất. Lý do làm cho dạng bài này gây nhiều khó khăn nhất cho chúng ta đó là có 2 câu hỏi trong đề bài và chúng ta phải sắp xếp thời gian hợp lý để có thể trả lời được cả hai câu hỏi một cách hoàn chỉnh.

Dạng bài này thực tế lại không khó như chúng ta tưởng. Nhiều bạn bị rối bởi cố gắng trả lời cả hai câu hỏi cùng lúc và dễ dàng bị rối về mặt logic.

Vì vậy, chúng ta có thể giải quyết vấn đề này một cách vô cùng đơn giản đó là mỗi câu hỏi sẽ trả lời bằng một đoạn trong thân bài (thân bài sẽ có 2 đoạn) và ở đoạn thứ hai sẽ có lời dẫn để có kết nối với đoạn đầu tiên. Như vậy chúng ta có thể vừa trả lời cả hai câu hỏi một cách rõ ràng và đủ ý mà vẫn giữ được khả năng liên kết của toàn bài.

- Câu thứ hai khá quan trọng bởi chúng ta phải viết ra được câu trả lời khái quát nhất cho 2 câu hỏi được đưa ra trong bài và nối chúng với nhau thành một câu có nghĩa. Lý do đưa ra hai câu trả lời cho 2 câu hỏi vào cùng một câu chính là để cho giám khảo thấy rằng chúng ta có thể sử dụng câu phức và có khả năng tư duy để liên kết các vấn đề với nhau. Nếu không thể tư duy được làm sao để kết nối 2 câu trả lời cho 2 vấn đề với nhau thì chúng ta vẫn có th̓ 5; viết thành 2 câu đơn nhưng sẽ không được điểm cao bằng viết 1 câu phức.

Ở đoạn này chúng ta sẽ trả lời câu hỏi thứ nhất. Mở đầu đoạn chúng ta nêu ra luôn câu trả lời khái quát cho câu hỏi thứ nhất. Các câu còn lại của đoạn sẽ là những ý cụ thể hơn, kèm theo ví dụ, liên hệ thực tế để phân tích cũng như tăng tính thuyết phục cho câu trả lời.

Đoạn này sẽ là câu trả lời cho câu hỏi thứ hai. Ở câu mở đầu vẫn nêu ra câu trả lời như ở đoạn 1 nhưng nên có thêm sự dẫn dắt từ nội dung của đoạn ở trên. Nếu như làm được điều này chúng ta sẽ đạt điểm rất tốt ở tiêu chí "Coherence and Cohesion". Cấu trúc còn lại của đoạn cũng tương tự như đoạn 1.

Nhắc lại và tóm gọn lại câu trả lời của hai câu hỏi trong bài một cách khéo léo để tránh trùng lặp với phần mở bài.

Đây là tài liệu hướng dẫn chi tiết, các bạn cùng đọc và luyện tập:

Next Post Previous Post