Cách Làm Giấm Tỏi Ớt Ngâm Ngon Nhất, Không Bị Nổi Váng Xanh
Cách làm giấm tỏi ớt sao cho không bị xanh và nổi váng là một trong những vấn đề được nhiều bà nội trợ quan tâm. Ớt tỏi đều là gia vị nêm nếm không thể thiếu trong những món ăn hằng ngày. Chúng không chỉ giúp tăng thêm hương vị món ăn mà còn tốt cho sức khỏe nếu biết cách sử dụng. Tuy nhiên vì độ cay nồng hơi đậm nên không phải ai cũng có thể dùng được hai nguyên liệu này. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách ngâm giấm với tỏi ớt đơn giản. Bảo 73;ảm sau khi ngâm xong, tỏi ớt sẽ có mùi thơm dễ chịu cùng vị chua chua giòn giòn hấp dẫn.
1. Hướng dẫn làm tỏi ngâm giấm ớt ăn phở
1.1. Nguyên liệu
- 200 gram tỏi
- 500 gram ớt
- 50 gram đường trắng
- 1 lít nước lọc
- 5 gram muối
- 1 lít giấm trắng
- 1 lọ thủy tinh có nắp đậy đã tiệt trùng sạch
1.2. Hướng dẫn cách làm giấm tỏi ớt ăn phở
- Tỏi ngâm giấm ngon bạn nên chọn mua tỏi ta hoặc tỏi Lý Sơn, vì hai loại tỏi này thường có mùi thơm và ít cay nồng hơn tỏi Trung Quốc. Sau khi mua về đem bóc vỏ và rửa sạch.
- Tiếp đến, pha hỗn hợp nước đường theo tỉ lệ 1 lít nước lọc và 30 gram đường, cho tỏi vào ngâm. Cách này giúp giấm tỏi ớt không bị chuyển sang màu xanh. Sau khi ngâm được 30 phút thì vớt tỏi ra ngoài và để ráo nước. Hoặc muốn tiết kiệm thời gian bạn có thể dùng giấy ăn thấm cho nhanh.
- Ớt chọn mua những trái còn tươi, chưa rụng cuống, vỏ bên ngoài căng bóng, không bị dập hoặc sần sùi. Tiếp đến đem ớt cắt bỏ cuống và rửa sạch, dùng giấy ăn thấm cho ráo nước. Lưu ý, thấm ráo nước là nước rất quan trọng để tránh khi ngâm bị nổi váng.
- Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 lít giấm trắng, 20 gram đường còn lại cùng 5 gram muối, khuấy đều và đun sôi hỗn hợp khoảng 2 phút thì tắt bếp. Để riêng hỗn hợp ra một góc cho nguội hoàn toàn.
- Hũ thủy tinh rửa sạch, chần sơ qua nước sôi và để ráo. Sau đó lần lượt cho tỏi ớt vào, đổ nước giấm ngập tỏi ớt. Dùng miếng nhựa chèn trên mặt hũ thủy tin để đảm bảo ớt tỏi luôn ngập trong hỗn hợp đường giấm.
- Đặt hũ thủy tinh ở nơi thoáng mát 2 ngày là có thể dùng được. Trong quá trình ngâm nên đặt hũ ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Sau đó để bảo quản được lâu hơn, bạn nên đặt lọ vào trong tủ lạnh. Giấm tỏi ớt làm gia vị ăn kèm với bún bò Huế, hủ tiếu, phở gà truyền thống,...không chỉ ngon mà còn tăng cường sức đề kháng.
2. Cách làm giấm tỏi ớt ngon không bị xanh bằng phèn chua
Không chỉ làm gia vị ăn kèm với phở, bún hay hủ tiếu mà tỏi ớt ngâm giấm còn có thể kết hợp với bánh chưng hoặc bánh tét. Cùng với chức năng kích thích tiêu hóa của tỏi, giấm gạo lên men giúp tăng sức đề kháng và hấp thụ canxi nên càng được nhiều người yêu thích.
2.1. Nguyên liệu
2.2. Hướng dẫn cách làm giấm tỏi ớt bằng phèn chua
- Tỏi mua về đem lột sạch vỏ, rửa sạch và để ráo. Với những tép tỏi to, bạn có thể chẻ đôi hoặc cắt lát mỏng tùy thích. Tiếp đến đem ngâm tỏi trong nước muối pha loãng từ 8 đến 10 tiếng. Hoặc bạn cũng có thể ngâm qua đêm. Sau đó vớt ra để ráo. Cách này giúp tỏi khi ngâm được trắng và bớt mùi hăng.
- Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 lít nước và 50 gram phèn chua, đun đến khi hỗn hợp tan hết và nước sôi thì cho tỏi vào chần sơ khoảng 1 phút thì vớt ra xả lại nước lạnh. Việc chần tỏi qua hỗn hợp phèn chua sẽ giúp tỏi ngâm được giòn hơn. Tuy nhiên, bạn cần nhanh tay, nếu chần tỏi quá lâu trong hỗn hợp phèn chua sẽ khiến chúng chị mềm nhũn.
- Ớt cắt cuống, rửa sạch, sau đó đem phơi hoặc hong dưới quạt cùng tỏi cho ráo nước hoàn toàn. Trong thời gian chờ tỏi ớt khô, bắc một nồi sạch lên bếp, cho vào 1 lít giấm, 200 gram đường và ít muối, đun lửa vừa đến khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp, để nguội. Lượng đường này bạn có thể điều chỉnh tùy vào độ chua của giấm. Thông thường giấm nhà làm sẽ ít chua hơn giấm đóng chai.
- Cho tỏi ớt vào hũ thủy tinh, sau đó đổ hỗn hợp giấm đường đã nguội vào.
- Dùng miếng chèn nhựa đặt lên trên để đảm bảo tỏi ớt luôn ngập trong nước giấm. Đậy kín nắp và đặt hũ thủy tinh nơi thoáng mát khoảng 3 đến 5 ngày là có thể dùng được.
3. Hướng dẫn cách làm giấm tỏi nước tương thơm ngon
Nếu đã quen thuộc với cách ngâm giấm tỏi ớt truyền thống, bạn có thể thử thay đổi bằng cách ngâm với nước tương. Cũng là những nguyên liệu quen thuộc như tỏi, giấm, đường, nay thêm ít nước tương, tiêu và hoa hồi sẽ giúp món ăn của bạn thêm phần mới mẻ và đậm đà hương vị.
3.1. Nguyên liệu
- 40 củ tỏi
- 500 ml giấm trắng
- 50 gram đường trắng
- 1 lít nước
- 2 gram tiêu
- 1 lít nước tương
- 6 cái hoa hồi
- 1 bình thủy tinh có nắp đậy
3.2. Hướng dẫn cách làm giấm tỏi ngâm nước tương
- Tỏi chọn mua những củ có kích thước vừa phải, không nảy mầm, sau đó cắt bỏ phần đầu và cho vào ngâm trong nước lạnh khoảng 7 đến 8 tiếng, hoặc bạn có thể ngâm qua đêm. Đủ thời gian, vớt tỏi ra ngoài và để ráo nước. Cách này giúp tỏi khi ngâm nhanh thấm nước tương hơn.
- Chuẩn bị một nồi nhỏ, cho vào 1 lít nước lọc, 1 lít nước tương, 500 ml giấm, 50 gram đường, 2 gram tiêu và 6 cái hoa hồi. Bắc hỗn hợp lên bếp, đun lửa vừa đến khi sôi thì tắt bếp.
4. Mẹo giúp giấm tỏi ớt không bị xanh và nổi váng khi ngâm
Trước tiên để tỏi được giòn ngon, không bị xanh trong quá trình ngâm giấm bạn cần biết cách chọn những củ tỏi già, có kích thước vừa phải, tốt nhất là tỏi ta hoặc tỏi Lý Sơn, không dùng tỏi Trung Quốc. Cách nhận biết tỏi già rất đơn giản. Khi lột vỏ tỏi, không thấy màng mỏng bên trong, chẻ đôi tép không có phần lõi màu xanh ở giữa là được.
Trước khi ngâm với giấm, nên đem tỏi ngâm với nước muối pha loãng từ 8 - 10 tiếng để tép tỏi có màu trắng đẹp mắt. Ngoài ra, phải để tỏi ớt thật ráo nước mới đem ngâm với giấm, tránh trường hợp chỉ ngâm được mấy ngày đã bị chuyển màu và nổi váng.
Đảm bảo tỏi ớt luôn ngập trong hỗn hợp nước giấm. Khi ăn, nên dùng muỗng sạch múc ra ngoài, tuyệt đối không dùng đũa có dính các loại gia vị khác. Ngoài ra, trong quá trình bảo quản, nên đặt hũ thủy tinh nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Để tốt nhất bạn có thể bảo quản chúng trong tủ lạnh.